Hệ thống học Họ Chào mào

Các sắp đặt truyền thống chia các loài chào mào thành 4 nhóm, gọi là các nhóm Pycnonotus, Phyllastrephus, Criniger và Chlorocichla theo các chi đặc trưng này[1]. Tuy nhiên, các phân tích gần đây chứng minh rằng kiểu sắp xếp này có lẽ đã dựa trên diễn giải sai lầm các đặc trưng:

So sánh các chuỗi mtDNA cytochrome b phát hiện ra rằng 5 loài của chi Phyllastrephus không thuộc về nhóm chào mào, mà thuộc về nhóm kỳ dị chứa các loài chim biết hót ở Madagascar[2]. Xem thông tin dưới đây để biết thêm về 5 loài này. Tương tự, phân tích chuỗi các gen nDNA RAG1RAG2 cho thấy chi Nicator cũng không là chào mào [3]. Nghiên cứu của Pasquet và ctv. (2001)[4] chứng minh rằng sắp xếp trước đây thất bại trong việc tính toán tới địa sinh học. Nhóm này chứng minh rằng chi Criniger phải chia thành các dòng dõi châu Phi và châu Á (Alophoixus). Sử dụng phân tích 1 chuỗi nDNA và 2 chuỗi mtDNA, Moyle & Marks (2006)[5] phát hiện thấy một dòng dõi chủ yếu ở châu Á và một nhóm các loài greenbulchim mỏ cứng ở châu Phi; Greenbul vàng kim dường như rất khác biệt và tạo thành nhóm của chính nó. Một vài đơn vị phân loại không là đơn ngành, và các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác định các mối quan hệ giữa các chi lớn.

Danh sách hệ thống hóa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ Chào mào http://www.crjayaprakash.com/photography/main.php/... http://ibc.hbw.com/ibc/phtml/familia.phtml?idFamil... http://www.pet-cockatiel.com/Dboard/viewforum.php?... http://www.tc.umn.edu/~barke042/pdfs/Beresford.et.... http://www.mnhn.fr/publication/zoosyst/z01n4a12.pd... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.ympev.2006.04.015 //dx.doi.org/10.1098%2Frspb.2004.2997 http://www.molecularevolution.org/resources/refere... http://www.journals.royalsoc.ac.uk/media/public/co... https://web.archive.org/web/20060521183015/http://...